Kiên trì đến lì lợm, làm việc hơn 10h mỗi ngày… là những tính cách thường thấy ở những người thành công và nổi tiếng. Dưới đây 5 thói quen phổ biến làm nên thành công ở các vĩ nhân mà bạn hoàn toàn có thể bắt chước được.
Chăm chỉ là bí quyết thành công của những người nổi tiếng.
1. Làm việc như con ong chăm chỉ
>>>>> nâng ngực nội soi - thẩm mỹ viện Hàn Quốc Asia
Mason Currey, tác giả của cuốn sách How Artists Work đã tiến hành khảo sát khoảng 150 nhà văn, nghệ sĩ và nhà khoa học có tiếng. Điểm chung mà ông nhận thấy ở họ chính là nhịp độ làm việc liên tục mà không biết mệt mỏi là gì.
Đồng tình với quan điểm trên, giáo sư Jeffrey Pfeffer cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu những vĩ nhân của thế giới, ông nhận thấy rằng làm việc 60-65 giờ mỗi tuần (tương đương gần 10 tiếng/ngày) đối với họ là chuyện nhỏ.
Những người thành công yêu thích công việc của mình và họ có thể kiên trì làm từ ngày này qua ngày khác nhờ vào nguồn năng lượng nội sinh vô cùng bền bỉ. Chính khả năng này góp phần tạo nên thành tựu phi thường trong cuộc đời của họ.
Mihaly Csikszentmihalyi, tác giả cuốn Creativity chia sẻ, mặc dù các vĩ nhân trên thế giới đều có chỉ số IQ trên 130, nhưng nếu cho rằng ai có IQ càng cao, người đó càng dễ thành công thì bạn đã nhầm, bởi bạn vẫn sẽ thất bại như thường nếu không có sự chăm chỉ.
2. Thường xuyên nói “Không!”
Theo Csikszentmihalyi, mọi thành công đều cần có sự tập trung cao độ chính vì vậy những người thành đạt luôn biết cách nói “Không” với những phiền nhiễu gây ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ.
Bạn sẽ thấy rất hiếm khi những người này đi chơi, mua sắm hay tán gẫu với bạn bè hàng tối ngoài quán bar…
Csikszentmihalyi cũng kể rằng, trong quá trình viết nên cuốn Creativity, ông đã tìm tới rất nhiều người nổi tiếng và thành đạt với mong muốn đưa họ vào cuốn sách của mình. Tuy nhiên, phần lớn họ đều từ chối vì bận bịu với những dự án của riêng bản thân.
Chính tỷ phú nổi tiếng Warren Buffett cũng từng nói “Người thành công khác biệt với những người rất thành công ở chỗ, những thường rất thành công thường xuyên nói ‘không’ với tất cả mọi thứ!”
3. Thích tạo ra may mắn hơn là đợi may mắn đến
>>>>> thu gọn núm vú
Isaac Newton được biết đến là người kiên trì đến lỳ lợm và không ngại thất bại. Ông đã kiên trì thử nghiệm 10.000 lần cho đến khi phát hiện ra Vonfram là kim loại thích hợp để làm sợi tóc bóng đèn.
Hầu hết các vĩ nhân đều tin rằng may mắn không đến một cách ngẫu nhiên bao giờ, chính vì vậy họ luôn cố gắng để tạo ra sự ‘may mắn’ cho bản thân.
Thực tế, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng may mắn là điều con người kiểm soát được. Trong cuốn Luck Factor, nhà nghiên cứu Richard Wiseman đã chỉ ra, chính hành động và cách ứng xử hàng ngày sẽ quyết định bạn có may mắn hay không.
Theo ông, những vĩ nhân luôn duy trì các thói quen tốt và biết cách đối nhân xử thế, chính vì vậy họ tạo ra được nhiều cơ hội cho bản thân – thứ mà những người bình thường cho rằng đó là “may mắn”.
Để kiểm chứng kết luận này, Wiseman thậm chí còn mở lớp học dạy “may mắn”. Kết quả 80% học viên thừa nhận cuộc sống họ vui vẻ và may mắn hơn trước rất nhiều nhờ vào các kĩ năng được rèn luyện và đào tạo.
4. Kiên trì đến lì lợm
Gregor Johann Mendel, ông tổ của ngành di truyền học đã dùng mắt để theo dõi sự phát triển của cây đậu hà lan suốt hàng chục năm trời.
Thông minh và sáng tạo là hai yếu tố tạo nên thành công nhưng chúng không phải yếu tố quan trọng nhất. Theo các nhà khoa học, sự kiên trì tới mức lì lợm mới thực sự là chìa khóa mở cánh cửa bước vào ‘ngôi đền vĩ nhân’.
Daniel Pink, tác giả cuốn The suprising truth about what motivates us đã viết trong cuốn sách của mình rằng, kiên trì tuy là khái niệm khó xác định nhưng lại góp phần quan trọng hơn cả chỉ số IQ trong viêc đánh giá sự thành công của một con người.
Theo nhà nghiên cứu Howard Gardner, các vĩ nhân đặc biệt ở chỗ họ kiên trì và đam mê theo đuổi những mục tiêu dài hạn. Họ yêu thất bại nhiều khi còn hơn cả sự thành công. Isaac Newton, Albert Einstein hay Bill Gates… là những minh chứng rõ ràng cho quan điểm này. Họ đã không ít lần thất bại và vấp ngã trước khi có được sự nghiệp lừng lẫy và vang dội như bây giờ.
5. Luôn có một “cố vấn” bên cạnh
Thực tế đã chứng minh, con người không thể sống đơn độc hay thành công khi chỉ dựa vào chính bản thân mình. Hiểu được lẽ đó nên trên con đường trở nên vĩ đại, những người nổi tiếng luôn tìm cho mình một quân sư bên cạnh.
Lý giải thói quen này, giáo sư Adam Grant thuộc Wharton Business School danh tiếng cho rằng, những người thành công nhận ra được giá trị của việc học tập và thời gian. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian học tập nhưng vẫn đem lại kết quả thực tế, họ chọn cách học từ các cố vấn, quân sư của mình. Phương pháp này giúp việc trau dồi kiến thức trở nên nhẹ nhàng, thú vị và hấp dẫn hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét