Giữa 1 biển mỹ phẩm như hiện nay thì thật khó để lựa chọn những sản phẩm (sp) thực sự tốt. Vì vậy, bài này mình chia sẻ kinh nghiệm nhận biết đâu là mỹ phẩm thực sự thiên nhiên (hữu cơ), đâu là mỹ phẩm "đội lốt" thiên nhiên. Bài có lẽ ko dễ hiểu với 1 số người, nhưng để ko bôi phải các sp chứa chất độc hại mà lại rất đắt, mong các bạn cố gắng đọc hết nhé.Có 1 cách đơn giản để biết 1 sp nào đó có tốt ko, có hợp với bạn ko, nhưng ko ai để ý và ko ai làm. Đó là: lật mặt sau sp ra và search tên các thành phần trong đó. Theo luật thì các nhà sx mỹ phẩm phải liệt kê công thức theo thứ tự: chất nào nhiều nhất thì ghi trước, chất ít hơn ghi sau. Tất nhiên bạn ko phải chuyên gia mà hiểu ngay các tên tiếng Anh, tên khoa học của các chất hóa học đó. Nhưng hiện nay tài liệu tiếng Việt về các chất hóa học trong mỹ phẩm cũng rất nhiều, bạn cứ search kèm thêm chữ "là gì" (VD: "paraben là gì") thì sẽ ra định nghĩa và các đặc tính của chất đó như có gây dị ứng ko, có gây mụn ko, gây dị ứng trong điều kiện nào, tác dụng là gì, tác dụng phụ là gì... Vậy đó, rồi bạn sẽ biết nó có tốt ko, có hợp với da bạn ko, có xứng đáng để mua về ko.
Rồi, bây giờ bạn sẽ nghĩ: "Nhưng nhiều chất như vậy, biết search đến bao giờ?". Mách nhỏ nè, bạn chỉ cần search tên 5 thành phần đầu tiên thôi, từ chất thứ 6 trở đi thì ko cần quan tâm tới. Vì sao ư? Thông thường 80% sp là nước (ko tin thì bạn cầm thử 1 sp và xem, sẽ thấy thành phần đầu tiên dc liệt kê là: water). 19 % tiếp theo là các chất quyết định sản phẩm đó tốt hay ko, nằm ở vị trí thứ 2, 3, 4, 5 trong list thành phần. Từ chất thứ 6 trở đi thì các thành phần đó chỉ chiếm nồng độ cực kỳ ít, khoảng 0,1%. Ở nồng độ này thì các chất tốt hay xấu đều ko làm được gì hết! Nhớ vậy nha.
Ngoài vấn đề hàng nhái, còn có tình trạng phổ biến hơn mà chị em ko hề biết tới: thực trạng "treo đầu dê, bán thịt chó", tức là quảng cáo/ bao bì sản phẩm 1 đằng, nhưng chất lượng 1 nẻo. Chúng ta thường nghe/ thấy quảng cáo ra rả về 1 loại sp có chiết xuất thiên nhiên nào đó (VD tảo biển). Nhưng các bạn có bao giờ đặt câu hỏi có bao nhiêu % tảo biển trong sp đó? Nhà sx hô hào rằng sp của họ chiết xuất từ tảo biển thiên nhiên, in hình cọng tảo xanh mướt, chạy event để bạn đi đâu làm gì cũng thấy sp đó, trả tiền để các ngôi sao làm đại diện sp, thuê hot girl chụp hình selfie cầm sp. Xong, bạn thấy hot quá => bạn mua và ảo tưởng trong sp đó toàn tảo rất tốt cho da...Thực ra theo luật thì hễ có trong list thành phần thì nhà sx mỹ phẩm được phép quảng cáo chuyên về thành phần đó, dù nồng độ chất đó là bao nhiêu đi nữa. Tức là nếu họ bỏ phần nhiều những chất vô thưởng vô phạt (hay tệ hơn là chất gây hại) và chút xíu xiu chiết xuất thiên nhiên vào thì họ vẫn có thể hợp pháp nói đó là mỹ phẩm thiên nhiên. Và chúng ta mua hàng theo chữ và hình trên đó. Chúng ta là những chú cừu dolly. Quay lại VD về tảo biển. Nếu bạn thấy thành phần tảo biển ở vị trí thứ 6 trở đi, tức là nó chỉ chiếm khoảng 0,1% của sp. Thực tế bạn trả tiền cho 0,1% tảo + 80% nước + khoảng 19% chất hoạt động (vd chất tạo mùi hương, chất làm mềm da, chất giữ ẩm, chất bảo quản...). Còn nếu bạn search thấy 1 hay vài chiết xuất thiên nhiên nào đó có thứ tự trong 5 thành phần đầu tiên thì chúc mừng bạn, bạn may mắn đầu tư đúng chỗ rồi đó. Rất hiếm những sp như thế này nha
VD chút chơi. Hình mình gu gồ & xin phép dc che nhãn hiệu. Đây là sữa tắm được quảng cáo là làm từ sữa dê tự nhiên nhé, với gấp đôi độ dưỡng, dành cho da rất khô, làm sáng da bla bla. Sữa dê được biết nhiều về công dụng làm trắng, nhẹ dịu này kia, các bạn gu gồ thêm để biết nhé.
Còn đây mặt sau, chỗ "ingredients" là thành phần của chai sữa tắm này.
Đây là zoom cho các bạn dễ xem nhé. Như cách mình chỉ ở trên, search tên 5 chất đầu. Tức là:
1. Water: nước2. Sodium Laureth Sulfate: chất làm sạch/ tẩy rửa phổ biến. Mình search thì có rất nhiều tài liệu tiếng Việt về chất này. Đây là hình mình print screen kết quả từ trang hoahocngaynay.vn
3. Cocadomipropyl betane: chất tẩy rửa, tăng độ đậm đặc, giảm kích ứng (theo trang oxychemicals.com.vn)4. Cocamide DEA: 1 chất hóa học từ dầu dừa, có liên quan đến ung thư ở động vật (tóm tắt chung từ nhiều nguồn, gu gồ thêm nếu muốn biết rõ).5. Glycol stearate: chất làm mềm da, giữ ẩm, giảm nhờn, ổn định các thành phần khác (theo trang ytalanda)Rồi đó, vậy thì sữa dê ở đâu? Kéo lên xem lại chỗ mình đã khoanh tròn màu đỏ nha. Gần cuối list vậy thì sữa dê chỉ có khoảng 0,1% trong nguyên chai sữa tắm đó thôi. "Treo đầu dê bán thịt chó" vại đó mấy chế... :vNhưng mình ko hề nói mỹ phẩm công nghiệp là xấu, là đều có hại nha. Vẫn có (dù rất ít) những hãng hiệu quả mà quảng cáo đúng sự thật và có tâm. Dù nói tốt về sp này nhưng để ko bị hiểu lầm là PR, mình cũng xin phép làm mờ luôn tên nhãn hàng nha.
Hũ kem này được quảng cáo là chứa chiết xuất nhau thai cừu (placenta extract)
Và đây là thành phần của hũ kem (hình mình chụp). Tương tự với cách search tên 5 thành phần đầu tiên, được kết quả sau:
1. Nước2. Placenta extract: nằm ngay vị trí thứ 2 tức là nhiều lắm đó ạ. Khoảng 5-10%, đủ để phát huy tác dụng.3. Mineral oil: dầu khoáng. 4. Stearic acid: chất làm sạch, làm mềm da, giữ ẩm, che nhược điểm (theo trang ytalanda)5. Glycol stearate: chất làm mềm da, giữ ẩm, giảm nhờn, ổn định các thành phần khác (theo trang ytalanda)Rồi, bây giờ bạn bắt đầu lấy chai lọ ra coi & thấy mình bị các nhãn hàng dắt mũi quá nhiều Giờ bạn muốn mua mỹ phẩm thiên nhiên thực sự cơ. Mẹo nè: bạn search chữ "organic" kèm theo sp muốn mua (VD: organic shampoo). Organic là hữu cơ. Tức là những sp được sx theo quy trình "sạch". Cái chuẩn "hữu cơ" thì tùy theo mỗi cơ quan, hiệp hội, quốc gia có khác biệt riêng, nhưng các bạn có thể hiểu đại khái "hữu cơ - organic" tức là dùng nguyên liệu dc trồng mà ko phun thuốc tăng trưởng, được nghiên cứu mà ko thử nghiệm trên động vật, được sản xuất mà ko ảnh hưởng đến môi trường, có thể tái chế.. (Có những sp được chứng nhận hữu cơ nhưng ko hội đủ các điều kiện này, hoặc có thể hội đủ tất cả, cái đó tùy theo chuẩn mổi nơi như mình nói ở trên, nhưng nói chung trên cơ bản, khái niệm "organic, hữu cơ" là vậy đó.Và tất nhiên do đặc biệt như vậy nên đa phần mỹ phẩm hữu cơ ko hề rẻ. Tuy nhiên vẫn có những sp có giá mềm, có bán ở VN mà bạn có thể dễ dàng tìm dc, nếu bạn search. (pls đừng hỏi mình, mình ko muốn mang tiếng pr/ nãy giờ bạn đọc thì thấy mình khuyến khích search/ có câu "trăm năm trong cõi ngta, cái gì ko biết thì tra gu gồ" :v )
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét